Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đang được phổ biến ở nước ta. Nhiều người thường lo lắng không biết cách nuôi tôm thẻ chân trắng như thế nào để có thể có hiệu quả cao và tránh được dịch bệnh cho tôm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng để bạn có thể biết được điều gì cần chú ý khi nuôi giống tôm này nhé.
1. Những đặc điểm cơ bản của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Tôm Lipopenaeus vannamei . Giống tôm này có vỏ mỏng, màu trắng đục. Vì thế mà nhiều nơi nó còn có tên là tôm Bạc. Khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt hay kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì bạn cần biết được tập tính loài tôm này là thích sống ở nơi đáy có bùn với độ sâu khoảng 72m. Ngoài ra thì giống tôm thẻ chân trắng này còn có thể sống ở độ mặn từ 5 – 50‰ , độ pH = 7,7 – 8,3 và nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC.
Nhiều người chọn nuôi tôm thẻ chân trắng bởi nó có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cả tôm sú. Đặc biệt là giai đoạn trưởng thành. Trọng lượng tôm thẻ chân trắng không bằng tôm sú hay tôm càng xanh nhưng giá trị kinh tế của nó cũng khá cao trên thị trường hiện nay.
2. 5 lưu ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Muốn thực hiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng được hiệu quả và tôm có thể phát triển tốt thì bạn cần chú ý đến 5 vấn đề sau đây:
- Chọn giống tôm thẻ chân trắng
Thị trường nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt ở Việt Nam hiện nay khá phát triển. nhiều mô hình nuôi tôm với quy mô lớn đã xuất hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để có khả năng phát triển tốt thì giống tôm thẻ chân trắng cần chọn thật kỹ. Tôm phải khỏe mạnh, không có bệnh và được mua tại các trại giống uy tín.
- Ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Giống tôm này thích hợp với việc áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hay bán thâm canh. Vì thế cho nên, bạn nên chọn ao nuôi tôm thẻ chân trắng là vùng trung và cao triều là tốt nhất. Độ sâu của nước là từ 1,2-1,5m với diện tích từ 0,3-1ha. Ngoài ra, môi trường trong ao cần đảm bảo các điều kiện tốt nhất để tôm phát triển. Đặc biệt, ao nuôi tôm phải là ao lắng.
- Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng
Theo kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều người chia sẻ thì mật độ nuôi tôm tốt nhất là từ 50 – 80 con/m2. Bạn không nên nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao. Điều này khiến cho điều kiện sống của tôm chật hơn và tôm khó phát triển tốt được.
- Cách chăm sóc tôm thẻ chân trắng
Cách nuôi tôm thẻ chân trắng rất quan trọng. Bạn cần phải biết được đặc điểm của chúng để có được kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất.
– Tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh trong 80 ngày đầu.Sau đó thì tôm chững lại.
– Nguồn thức ăn cho tôm phải đảm bảo có thức ăn 32% đạm nếu nuôi tầng thấp và 35% nếu nuôi tầng cao. Đặc biệt, giống tôm này cần nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn không cung cấp đủ thì tôm sẽ chết hay bị đục thân, cong thân.
– Đặc tính nhạy cảm với môi trường khiến tôm thẻ chân trắng dễ bị chết đáy chứ không nổi khi bị sốc. Vì thế mà bạn cần hết sức chú ý để kịp thời phát hiện và theo dõi môi trường sống của tôm.
- Thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Thu hoạch tôm là một trong những bước quan trọng của quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu bạn thu hoạch không đúng cách sẽ khiến tôm chết nhiều , mềm vỏ, đục thân.Bởi giống tôm thẻ chân trắng này rất nhạy cảm khi môi trường thay đổi. Bạn nên thu hoạch vào sáng sớm và dùng lưới bắt tôm vì tôm có tính đi ngược nước. Vì tập tính thích ánh sáng nên nếu bạn thu hoạch tôm thẻ chân trắng vào ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết.
3. Những sai lầm khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Nhiều người khi chọn nuôi tôm thẻ chân trắng thường mắc một số sai lầm sau đây khiến cho hiệu quả nuôi tôm không cao, trọng lượng tôm thẻ chân trắng thấp và thậm chí là tôm chết hàng loạt.
– Thứ nhất là vì tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới so với các giống tôm khác nên được kỳ vọng nhiều về khả năng chịu bệnh, khả năng phát triển… nhưng thực tế thì không phải vậy.
– Thứ hai là nhiều người cho rằng mật độ nuôi không quan trọng nhiều. Nhưng nếu không nuôi với mật độ phù hợp thì tôm thẻ chân trắng dễ bị chết, đặc biệt là khi nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao.
– Thứ ba là khi nuôi tôm thì nhiều người không định hướng được là nên áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh hay quãng canh…
– Thứ tư là còn lúng túng trong việc xử lý sự cố khiến tình trạng tôm thẻ chân trắng chết vì bệnh, vì thay đổi môi trường sống ngày càng nhiều.
Với 5 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng được chia sẻ trên đây hy vọng nó sẽ giúp cho bạn biết được cần lưu ý gì khi chọn giống tôm thẻ chân trắng để nuôi cũng như kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng như thế nào cho phù hợp nhất.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.