Thành triệu phú nhờ sử dụng tỏi làm thức ăn cho tôm(cá)

posted in: Tôm Thẻ, Tổng Hợp | 0

Tỏi có chứa allin, một axit hữu cơ; khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytracilin.
Trong tỏi còn chứa diallyl disulfide; chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Vì vậy, tỏi có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, bạch cầu, vi khuẩn. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị sán, giun kim, các bệnh nấm.
Qua nhiều nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng tỏi có nhiều công dụng trị bệnh trên cả người và động vật trên cạn, động vật dưới nước. Dịch chiết tỏi ức chế một số loại nguyên sinh động vật, giảm nhiễm ký sinh trùng với mức độ ảnh hưởng đến môi trường là thấp nhất.
Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, cá, với nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào. Bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản nuôi có thể giúp tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu.
Như vậy, tỏi có thể dùng trong nuôi thủy sản như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học. Tỏi có khả năng ức chế, thậm chí kháng vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và cả virus, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản.
Những điều nên làm khi sử dụng tỏi trong nuôi trồng thủy sản
Allicin trong tỏi chỉ được sinh ra khi nghiền nát hoặc đập dập. Tuy nhiên, Allicin kém bền nên biến chất nhanh trong điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu dùng tỏi tự chế biến thì phải được xay nhuyễn trộn cho động vật thủy sản ăn ngay.
Cách dùng tỏi cho tôm và cá phải có liều lượng khác nhau. Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi khuẩn gây ra, mỗi ngày dùng 50g củ tỏi nghiền nát dùng cho 10 kg cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
Tỏi dùng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…) dùng 10 – 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Tỏi có bản chất là kháng sinh, vì vậy, ngoài việc trị các vi khuẩn gây bệnh, nó còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Để khắc phục điều này, chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn sống có lợi để tăng cường sức khỏe cho tôm cá tốt hơn.

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP

posted in: Tôm Thẻ, Tổng Hợp | 0

Sở NN-PTNT TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng” thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn TP.

Khu nuôi tôm trong nhà kính của ông Nguyễn Hoài Nam

Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết, tôm thẻ chân trắng (TTCT) hiện được nuôi ở 4 xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ) và xã Hiệp Phước (Nhà Bè). Để tăng năng suất, sản lượng, tăng số vụ tôm nuôi, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh… nhiều DN và nông dân đã áp dụng mô hình nuôi TTCT công nghệ cao như dùng máy cho ăn tự động, hệ thống cung cấp oxy tự động và hệ thống vệ sinh đất ao nuôi đã đảm bảo môi trường, giảm thiểu dịch bệnh…

Ông Nguyễn Hoài Nam ở xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ) áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo quy trình 2 giai đoạn trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP. Với diện tích ao chứa là 3.000m2, diện tích ao dự trữ 3.000m2, bể ương (200m2) hình tròn bằng bê tông có lót bạt trong nhà kính theo quy trình BioFloc, thời gian ương từ PL 12 đến tôm 30 ngày tuổi.

Ông Nam cho biết, giai đoạn 1 vệ sinh hệ thống nuôi loại bỏ chất thải hữu cơ, nước bẩn; lọc nước, xử lý nước để loại bỏ clo, diệt khuẩn; nuôi cấy vi sinh tạo floc cung cấp vi sinh, tăng sức đề kháng cho tôm; ương tôm từ 25 – 30 ngày.

Giai đoạn 2, áp dụng quy trình tuần hoàn nước khép kín, tôm 30 – 60 ngày tuổi nuôi ở ao có diện tích 1.000m2, mật độ thả nuôi 200 – 250con/m2. Sau 80 ngày nuôi tôm đạt 40 con/kg, năng suất 5,5 tấn/ao/vụ, 3 vụ/năm, tổng sản lượng 2 ao đạt 33 tấn/năm.

“Tổng chi phí năm 2017 là 2,31 tỷ đồng, sản lượng thu hoạch 33 tấn, giá bán 140.000 đồng/kg, tổng thu là 4,62 tỷ đồng, lợi nhuận 2,31 tỷ. Áp dụng mô hình này đã đem lại hiệu quả cao mang tính bền vững. Tôm thu hoạch đạt tiêu chuẩn sạch, được các công ty chế biến thủy sản đánh giá cao về chất lượng”, ông Nam hào hứng.

Ông Trịn Đức Huấn có 20 năm nuôi tôm tại xã Lý Nhơn (Cần Giờ) cho biết, hiện ông nuôi tôm đáy bạt, che lưới khu vực nuôi, áp dụng quy trình VietGAP. Diện tích nuôi là 3ha, năng suất mỗi năm đạt 140 tấn cung cấp tôm sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tại hội thảo, ông Huấn đề xuất với các cơ quan chức năng nên khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm sạch, thành lập hội nuôi. Đối với những hộ nuôi không đảm bảo thì phải bị xử lý…

Trước những tâm tư của người dân, bà Võ Thị Mộng Thu, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM cho biết, để có được con tôm sạch thành phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố. Trước tiên, con giống sạch. Thứ hai, quá trình xử lý nước, sử dụng công nghệ hiện đại đều phải sạch. Thứ ba, sử dụng thức ăn nuôi tôm sạch. Cuối cùng là khâu thu hoạch, đưa ra thị trường và chế biến cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Theo bà Thu, chi phí đầu tư nuôi tôm sạch đảm bảo ATTP sẽ cao hơn so với nuôi thông thường, nhưng giá bán sẽ cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng nên người nuôi tôm sẽ đảm bảo được nguồn thu nhập.

Ông Nguyễn Phước Trung, GĐ Sở NN-PTNT đề nghị lãnh đạo huyện Cần Giờ, Nhà Bè cần thông tin rộng rãi đến người nông dân về các chính sách hỗ trợ của TP trong vay vốn đầu tư thực hiện ứng dụng nuôi tôm CNC cũng như giới thiệu các công nghệ nuôi hiện đại. Tập hợp các hộ nuôi tôm hình thành tổ hợp tác nhỏ, HTX SX theo tiêu chuẩn VietGAP. Đấu mối với các DN thu mua xuất khẩu…

UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch nuôi TTCT trên địa bàn TP đến năm 2025, trong đó diện tích nuôi TTCT ở huyện Cần Giờ 2.400ha; Nhà Bè 120ha, sản lượng ước đạt 1.620 tấn/năm.

Cách cho tôm thẻ chân trắng ăn cũng như tính lượng tôm trong ao

posted in: Tôm Thẻ, Tổng Hợp | 0

Cần tính toán lượng thức ăn phù hợp cho tôm bởi thức ăn dư sẽ làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, tôm dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao. Đặc biệt là gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.

Máy cho ăn tự động giúp việc cho ăn được kiểm soát tốt hơn

Xác định lượng, thời gian cho ăn

Nếu không đủ thức ăn, tôm sẽ chậm lớn, kích thước đàn tôm không đồng đều và đặc biệt là kéo dài thời gian nuôi. Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn tôm sú nhưng tôm thẻ chân trắng lại là loài ăn liên tục nên kiểm soát lượng thức ăn là một trong những yếu tố giúp vụ nuôi thành công hơn.

Ngoài  việc kết hợp bảng cho ăn dựa vào trọng lượng tôm thì người nuôi cũng cần kết hợp với việc kiểm soát thức ăn cho vào nhá để có thể điều chỉnh lượng thức ăn cụ thể và chính xác nhất vào từng thời điểm.

Thức ăn cho vào nhá sẽ được kiểm tra sau 1,5 – 2,5 tiếng tùy vào từng giai đoạn nuôi. Việc kiểm tra nhá sau khi cho ăn cũng rất quan trọng, giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm.

Tôm thẻ chân trắng nên cho ăn 4 lần/ngày được xem là hiệu quả nhất và thời gian cho ăn cụ thể căn cứ vào bảng bên dưới:

Lượng thức ăn vào ban đêm cho tôm thẻ chiếm 30% tổng lượng thức ăn trong ngày vì tôm thẻ là loài hoạt động về đêm, nên cho ăn đủ vào ban đêm sẽ giúp tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng. Trong trường hợp ôxy hòa tan thấp, nên ngưng cho tôm ăn và chờ đến khi ôxy hòa tan tăng cao rồi mới cho ăn.

Một số lưu ý

Không như cá, tôm thường khu trú cố định và không bơi đi xa để bắt mồi; Do vậy, việc phân phối thức ăn khắp đều trên mặt ao hoặc nơi tôm khu trú là rất quan trọng. Đồng thời, khi bơi tôm thường bơi ngược dòng nước, chính vì thế mà cần rải thức ăn theo dòng nước chảy. Nếu không rải đều thức ăn và theo dòng nước chảy, tôm sẽ không ăn hết và dẫn đến hiện tượng cỡ tôm không đồng đều, hệ số chuyển hóa thức ăn kém và chất lượng nước giảm rõ rệt. Có thể điều khiển dòng nước chảy bằng các máy quạt nước sắp xếp theo hệ thống sao cho có thể gom chất thải vào giữa ao. Khu vực chất thải gom này được đánh dấu bằng tre hoặc phao để tránh việc rải thức ăn vào những vị trí này. Cũng nên tránh rải thức ăn vào nơi nước chảy yếu, nơi có nền đáy ao không được sạch.

Lúc trời mưa lớn nên tránh cho ăn vì sẽ xảy ra hiện tượng dao động nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm.

Khi ao xảy ra hiện tượng tảo tàn nên tránh cho tôm thẻ ăn do hàm lượng khí độc trong ao tăng cao. Những khí độc như Ammonium/nitrate (NH4, NO3) sẽ rất dễ gây stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, gan tụy, khả năng bắt mồi.

Trong suốt giai đoạn tôm lột xác nên giảm lượng thức ăn và bổ sung thêm khoáng.

Ruột có màu đen: nghĩa là tôm chỉ ăn thức ăn tự nhiên có trong ao, do đó nên bổ sung thêm thức ăn cho tôm.

Ruột màu nâu: là thức ăn đầy đủ.

Đối với ao nhỏ có thể cho tôm ăn bằng tay, đối với các ao lớn thì có thể sử dụng bằng thuyền, máy thổi. Cho ăn thủ công bằng tay chỉ kéo dài trong vài giờ; theo bản năng sinh tồn tôm sẽ giành giật nhau thức ăn, con mạnh ăn nhiều, con yếu ăn được ít nên dễ dẫn đến tình trạng chênh lệch trọng lượng, phân đàn phân cỡ.

Sử dụng máy cho tôm ăn trên diện rộng thì có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày và rất đúng giờ. Việc cho ăn mỗi lần nhiều hay ít hoàn toàn có thể kiểm soát và điều tiết bằng chương trình cài đặt sẵn. Sử dụng máy làm giảm chi phí thức ăn, thức ăn được vung đều trong ao tăng cơ hội tôm ăn đồng đều nên làm giảm hiện tượng phân đàn. Máy cho ăn tự động có thể đồng thời thực hiện được “4 giảm (chi phí, giá thành, thức ăn, thời gian nuôi) và 1 tăng (độ đồng đều) cho sản phẩm”.

Quản lý thức ăn và cho ăn được thực hiện với nguyên tắc 4 định: định chất (loại thức ăn), định lượng (lượng thức ăn sử dụng hàng ngày), định thời gian (số lần cho ăn), định địa điểm (phương pháp cho ăn). Tùy mỗi giai đoạn của tôm đồng thời kết hợp với chú ý theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, thời tiết, sức khỏe tôm… mà cần áp dụng 4 định một cách linh hoạt. Cho tôm ăn phù hợp, đủ lượng, đủ chất sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Diệu Châu (Tổng hợp)

Tôm chậm lớn, cong thân: Nguyên nhân và cách chữa

posted in: Tôm Thẻ, Tổng Hợp | 0

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm và cách xử lý
 

Tôm chậm lớn (hay tôm còi) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi. Do vậy, theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để sớm xác định nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn; từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Tôm nuôi chậm lớn làm:

– Hệ số FCR cao.

– Kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi

– Giảm giá trị, giảm năng suất tôm nuôi.
 

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm:

1. Tôm giống chất lượng kém

2. Thức ăn chất lượng kém, nấm mốc

3. Mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn

4. Tôm bị bệnh phân trắng mãn tính

5. Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng chuyển hóa

6. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn: Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV), Bệnh vi bào tử trùng EHP

7. Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh

8. Căng thẳng (stress/shock) do môi trường nuôi: khí độc, pH cao, kiềm thấp, độ mặn thấp,…

9. Nuôi tôm mùa nghịch (mùa lạnh), …
 

Cách Xử lý chậm lớn trên tôm:
 

1. Tôm chậm lớn do nuôi tôm giống kém chất lượng:

– Chọn con giống nhà sản xuất có uy tín trên thị trường, khỏe mạnh – sạch bệnh

– Đạt yêu cầu thả nuôi (kích cỡ với tôm sú PL 15, tôm thẻ PL 12)
 

2. Tôm chậm lớn do thức ăn chất lượng kém, nấm mốc

– Dùng thức ăn chất lượng, bảo quản tốt

– Trộn ăn PROMIC 15-20 g/kg thức ăn, 2 cử chính trong ngày, liên tục 5-7 ngày. Sau đó định kỳ cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày 5-10 g/kg TĂ để phòng ngừa
 

3. Tôm chậm lớn do mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn

– Mật độ thả nuôi phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật

– Định kỳ chài lưới kiểm tra đánh giá số lượng tôm có trong ao
 

4. Tôm bị bệnh phân trắng mãn tính

Phát hiện sớm khi tỉ lệ bệnh thấp, môi trường còn chưa ô nhiễm nặng để điều trị hiệu quả và giảm chi phí (Xem phác đồ điều trị phân trắng)
 

5. Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng chuyển hóa

– Trộn ăn: BIOTICBEST 10 g + DOSAL 10 ml với 1 kg thức ăn1-2 cữ/ ngày, liên tục 7-10 ngày.

– Kích thích tôm lột để tăng trưởng: tạt kết hợp trộn ăn CALCIPHORUS
 

6. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn

-Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV): Chưa có thuốc trị bệnh hiệu quả, áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.

-Bệnh vi bào tử trùng EHP: (Xem phác đồ xử lý vi bào tử trùng)

-Khi phát hiện cần loại bỏ những con tôm còi, yếu ra khỏi ao bằng cách đặt chà nhỏ quanh ao
 

7. Tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh để phòng, trị bệnh cho tôm:

– Hạn chế sử dụng kháng sinh. Nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, chỉ dẫn của chuyên gia

– Sau khi sử dụng kháng sinh nên:

+ Trộn ăn HEPAVIROL, HERTO 10 ml/kg thức ăn, ngày 1-2 cử để đào thải kháng sinh.

+ Trộn BIOTICBEST, BACDOCI để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi đường ruột.
 

8. Căng thẳng (stress) do môi trường nuôi

-Quản lý môi trường tốt, duy trì các thông số môi trường (pH, kiềm, độ mặn, …) trong ngưỡng phù hợp

-Dùng SAN ANTI SHOCK 1 kg/2000 m3, buổi chiều mát, 2-3 ngày liên tục; kết hợp trộn ăn 10-15 g/kg thức ăn, ngày 2 cử, 5-7 ngày liên tục.

9. Nuôi tôm mùa mưa-lạnh

 Giải pháp xử lý các xự cố xẩy ra trong mừa mưa lạnh

TTTrường hợpPhương pháp xử lý
1Chống sốc cho tômC MIX 25%, SAN ANTI SHOCK trước và trong lúc mưa để tăng cường sức khỏe, giúp tôm mau thích nghi với môi trường.
2pH thấpBón vôi trước khi mưa dọc bờ và trong ao, thêm vôi sau khi mưa nếu pH giảm. Hạn chế dùng vôi nóng (CaO) nên dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc Dolomite
3

Kiềm thấp
Bơm bỏ lớp nước bề mặt.SD SUPPER ALKALINE  + (CaCO3) hay Dolomite, có thể sử dụng lặp lại đến khi độ kiềm đoạt yêu cầuBổ sung khoáng tạt MIRAMIX hay SOMAX-CM, kết hợp cho ăn CALCIPHORUS
4
Hàm lượng oxy hòa tan thấp
Tăng cường chạy quạt khi trời mưaCung cấp thêm OXY BETTER đến tận đáy để hỗ trợ cho vi sinh vật hữu ích, hạn chế mầm bệnh
5Tụt khoáng, độ mặn thấpMIRAMIX  hay SOMAX-CM sau những cơn mưa
6
Nước trong (do sụp tảo)
SUPER Z lắng xác tảo (sau đó xiphon nếu có thể), cấy vi sinh AQUA BB, SANMELI, VS -STAR phân hủy xác tảo (nên sục khí với nước ấm 30 0C  trước khi tạt nếu trời lạnh).
7Xì phènDùng BON KP 
8Tôm nổi đầu do khí độc H2STháo bỏ lớp nước tầng đáy, bón vôi để nâng độ PH > 7,5, kết hợp đánh VS-STAR
9
Ngăn ngừa mềm vỏ
Tạt và trộn CALCIPHORUS  ( 5 ml/kg thức ăn và tạt 1 lít/1000 m3), 2 ngày/lần.
10Bệnh gan, phân trắngXem tình huống phòng trị bệnh gan, ruột