Bệnh hoại tử cục bộ: (Đứt râu, sâu đuôi)

posted in: Kinh Nghiệm Nuôi Tôm | 0

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali… 

Triệu chứng:
– Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu…)và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần. Sắc tố Melanin bị khuyết đại, sự mờ đục của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mô gan tụy.
– Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau: tôm mẹ, tôm thịt, ấu trùng và hậu ấu trùng trong trại tôm giống.
– Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tôm như: tôm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếu bệnh mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ…
Phương pháp phòng trị bệnh:
 + Phương pháp phòng bệnh:
–  Làm tốt công tác sát trùng bể, ao và các dụng cụ trước mỗi đợt sản xuất.
–  Nguồn nước phải được sát trùng bằng các phương pháp khác nhau như: phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lý bằng các thuốc sát trùng), phương pháp lí học (dùng đèn cực tím), phương pháp sinh thái, phương pháp sinh học để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio…
– Thay nước đáy trong ao thâm canh, cần lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt, xác định khẩu phần thức ăn chính xác, tránh dư thừa. Trong nuôi thâm canh không dùng thức ăn tươi sống.
– Dùng sản phẩm Bacillus Substilis để cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi và giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao, bể, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh.
– Đến giai đoạn hậu ấu trùng và trong ao nuôi tôm thịt có thể giảm độ mặn xuống 15-20‰ để kìm hãm sự phát triển của Vibrio
– Làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như: Vitamin C, dinh dưỡng và hạn chế dùng hóa chất.
+ Phương pháp trị bệnh:
– Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng biện pháp kỹ thuật: thay nước đáy… sau khi thay một phần nước trong ao gây lại màu nước rồi đánh vi sinh.